Do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thường hay sử dụng thuốc nhuộm tóc để thay đổi màu tóc cho cá tính. Nhưng việc sử dụng thuốc nhuộm thường xuyên có thể gây ra hậu quả khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của thuốc nhuộm tóc có thể gây ra cho người sử dụng.
Thành phần của thuốc nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc thường chứa một loại hóa chất tên là Paraphenylenediamin (PPD). Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra rằng hoạt chất Paraphenylenediamin (PPD) trong thuốc nhuộm tóc có thể gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Cho nên hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này.
Theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì của các chai thuốc nhuộm tóc có chứa Paraphenylenediamin dòng chữ: “Lưu ý: Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da và đã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm”.
Ngoài ra, các chất phụ gia như Propylenglycol và Isopropyl alcohol toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não. Còn Isopropyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.
Những tác hại của thuốc nhuộm tóc có thể gây ra
Làm cho mái tóc xơ và dễ gãy
Nếu như thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất sẽ tác động làm các mô lớp vỏ bên ngoài sợi tóc bị tách ra, làm giảm độ ẩm từ tóc khiến cho chúng trở nên khô và giòn.
Hậu quả, mái tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Cuối cùng, giải pháp để xử lý mái tóc xơ, dễ gãy chỉ có thể là cắt bỏ chúng.
Kích ứng mắt và da đầu
Các sản phẩm nhuộm tóc có thành phần hóa học có thể gây dị ứng dẫn đến kích ứng da và mắt nghiêm trọng. Đặc biệt, với những người da đầu yếu, nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét. Trong một số trường hợp hiếm hoi, kích ứng mắt có thể dẫn đến mù lòa (thường xảy ra khi nhuộm lông mi, lông mày).
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn là kết quả của việc tiếp xúc liên tục với chất PPD có trong thuốc nhuộm tóc và persulfates được sử dụng trong chất tẩy.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiếp xúc nhiều với thuốc nhuộm tóc như các nhà tạo mẫu tóc, thợ làm tóc,… dễ bị dị ứng da và hen suyễn.
Rối loạn nội tiết tố
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc, chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra Isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Không có nhiều thông tin về độ an toàn của thuốc nhuộm tóc đối với phụ nữ đang mang thai. Có khả năng, khi bạn sử dụng thuốc nhuộm tóc, một lượng nhỏ được hấp thụ vào cơ thể của bạn. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên tránh sử dụng thuốc nhuộm tóc trong thời kỳ thai nghén. Cho nên, để đảm bảo cho thai nhi được an toàn, các bà mẹ không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc vào thời gian này.
Có thể gây ung thư và dẫn đến tử vong
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng thuốc nhuộm màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Sự độc hại sẽ tăng dần theo màu nhuộm từ bạch kim, vàng rơm, hạt dẻ, râu bắp đến nâu, đỏ và đen..
Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư cao như:
Ung thư bàng quang: Hầu hết các nghiên cứu về những người tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc tại nơi làm việc, chẳng hạn như thợ làm tóc và thợ cắt tóc, đã phát hiện ra nguy cơ ung thư bàng quang tăng lên một cách nhỏ nhưng khá ổn định. Tuy nhiên, các nghiên cứu xem xét những người nhuộm tóc đã không tìm thấy sự gia tăng nhất quán về nguy cơ ung thư bàng quang.
Bệnh bạch cầu và ung thư hạch: Các nghiên cứu xem xét mối liên hệ có thể có giữa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc và nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến máu như bệnh bạch cầu và ung thư hạch đã cho kết quả khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã không tìm thấy nguy cơ gia tăng. Nếu việc sử dụng thuốc nhuộm tóc có ảnh hưởng đến các bệnh ung thư liên quan đến máu thì có thể nhỏ thôi.
Ung thư vú: Kết quả của các nghiên cứu xem xét mối liên hệ có thể có giữa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc và ung thư vú đã có sự khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ, nhưng một số nghiên cứu gần đây thì đã có gia tăng nguy cơ.
Những lưu ý khi nhuộm tóc
Đối với những người muốn nhuộm tóc nhưng lo ngại về độ an toàn, FDA đã đưa ra một số gợi ý:
– Nếu bạn đang bị thương, sưng đau vùng da ở đầu, mặt, cổ, không được sử dụng thuốc nhuộm.
– Thực hiện theo các hướng dẫn trong gói thuốc nhuộm. Chú ý đến tất cả các tuyên bố như “Thận trọng” và “Cảnh báo”.
– Tuyệt đối không nên nhuộm tóc đối với phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ.
– Không bao giờ sử dụng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mày hoặc lông mi của bạn. Điều này có thể làm tổn thương mắt của bạn. Bạn thậm chí có thể bị mù. FDA không cho phép sử dụng thuốc nhuộm tóc trên lông mi và lông mày. Nếu thuốc nhuộm bị rơi vào mắt, hãy đến ngay bác sĩ nhãn khoa để được chữa trị kịp thời.
– Không nên pha thuốc trong các dụng cụ chứa làm bằng kim loại, cũng như không sử dụng các dụng cụ bằng kim loại như thìa trộn hay lược trải trong quá trình nhuộm. Vì các loại thuốc nhuộm tóc có thể phản ứng với kim loại, dễ khiến cho tóc bị gãy.
– Nếu bạn có ý định uốn hoặc duỗi tóc thì không nên nhuộm tóc trước và sau khoảng 2 tuần. Vì tác dụng của thuốc uốn hoặc duỗi có thể làm xỉn màu tóc, hoặc nếu tóc bạn yếu thì sẽ dễ bị sơ và gãy rụng do sử dụng nhiều hóa chất cùng lúc.
– Nếu bạn tự nhuộm tóc ở nhà, hãy thử trước phản ứng của loại thuốc nhuộm mà bạn đã mua trên da (quệt một ít thuốc nhuộm lên vùng trong cánh tay và để 1 giờ), nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm. Nếu vùng da quẹt thuốc bị nổi mần đỏ, ngứa, rát thì tuyệt đối không sử dụng. Thùng rác sẽ là nơi để của nó.
– Hãy sử dụng các sản phẩm thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, và mua chính hãng để tránh hàng giả.
– Thuốc nhuộm tóc có rất nhiều tác hại đến tóc và sức khỏe, vì vậy bạn không nên lạm dụng. Cái gì quá cũng không tốt. Mỗi lần nhuộm nên cách nhau ít nhất từ 3-6 tháng.
– Những người bị dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc… thì hãy hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc. Tốt nhất là nên tránh hoàn toàn các hóa chất liên quan đến thuốc nhuộm.
– Đừng để thuốc nhuộm trên đầu lâu hơn chỉ dẫn được ghi trên hướng dẫn sử dụng. Gội sạch da đầu với nước sau khi sử dụng.
– Không bao giờ trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác nhau. Điều này có thể làm tổn thương tóc và da đầu của bạn.
– Một số loại dầu gội nhuộm tóc có thành phần tự nhiên có thể an toàn hơn. Nếu bạn chỉ có nhu cầu nhuộm tóc để phủ bạc, hãy sử dụng các loại dầu gội nhuộm tóc thảo dược như Sin Hair thay thế cho các loại thuốc nhuộm hóa chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài viết về tác hại của thuốc nhuộm tóc có tham khảo ở các nguồn: