Hình ảnh bộ não trẻ đọc sách cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu.
Sự khác biệt não bộ của trẻ đọc sách vs xem điện thoại
Trong khi đó, hình ảnh bộ não trẻ xem màn hình máy tính, điện thoại, tivi thể hiện sự kém phát triển lan rộng và thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập.
Hai hình ảnh bộ não này nằm trong các nghiên cứu mới đây của Trung tâm Khám phá khả năng đọc và đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ).
Nghiên cứu thực hiện ở 47 đứa trẻ độ tuổi mầm non khoẻ mạnh chia làm hai nhóm: đọc sách và xem điện thoại, máy tính, tivi… trung bình hai tiếng một ngày.
Đây là những nghiên cứu cung cấp bằng chứng trong lĩnh vực sinh học thần kinh về lợi ích của việc đọc sách và bất lợi tiềm ẩn của việc tiếp xúc với điện thoại, tivi trong việc phát triển não bộ của trẻ.
Chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa những phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập.
Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập.
Điều này khẳng định, việc đọc sách trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng. Với sự phát triển của não bộ, ở những độ tuổi tiếp theo, đọc sách cũng mang đến những lợi ích tương tự.
Tỷ phú Warren Buffett cũng từng nói: “Dù bạn ở giai đoạn nào của cuộc đời, nếu không ngừng học hỏi bạn sẽ thành công”. Điều đó được Warren Buffett chứng minh khi ông cho biết bản thân thường ngồi trong văn phòng và đọc sách hàng ngày.
Hiểu điều này, trong thời điểm trẻ nghỉ học ở nhà vì dịch Covid-19, nhiều bố mẹ đã mua sách cho con đọc. Chị Thùy Trâm (Quận Thanh Xuân, Hà Nội), làm việc tại một công ty truyền thông, có con bảy tuổi, cho biết những ngày vừa qua, số lượng sách chị mua cho con còn nhiều hơn tổng số sách trước đó. Mỗi ngày, hai mẹ con thống nhất đọc ít nhất ba cuốn sách truyện trước khi đi ngủ. Cuối tuần, cả gia đình thường xuyên đi nhà sách.
Tuy nhiên, khi trẻ đến trường học lại, việc đọc sách liệu có tiếp tục được duy trì?
Hiện nay, một số trường học đã tạo thói quen đọc sách cho học sinh ngay tại trường. Những chuyến xe sách của các tổ chức phi lợi nhuận cũng đang lần lượt đến các trường để học sinh có điều kiện đọc sách hơn.
Một số trường còn tạo ra văn hóa đọc như một hoạt động giảng dạy thường nhật, như Vietschool (thuộc Tập đoàn BV Group). Trường đã hợp tác với Tiến sĩ Diêu Lan Phương – giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm câu lạc bộ Ngôn ngữ & EQ để nâng cấp và phát triển chương trình giáo dục văn hóa đọc với lộ trình, phương pháp và học liệu bài bản dành riêng cho bậc tiểu học.
Ở lớp một, các em bắt đầu học đọc nên ngại những cuốn sách nhiều chữ, dễ bị phân tâm bởi đồ chơi công nghệ xung quanh. Theo cách giảng dạy của trường Vietschool, giai đoạn này, chương trình giáo dục văn hóa đọc chú trọng tạo hứng thú nghe đọc sách và rèn thói quen tập trung hoàn thành sách truyện tranh ngắn để giúp trẻ hình thành tình yêu với sách.
Cuối lớp một và lớp hai, khi học sinh đã biết đọc, việc khuyến khích khám phá sách giúp các em tăng tốc độ đọc, đồng thời não phát triển tư duy ngôn ngữ. Khi đã hình thành thói quen đọc sách, học sinh lớp ba, bốn sẽ được rèn luyện việc chọn sách có mục đích và định hướng để phục vụ sở thích, mối quan tâm và học tập của các em. Học sinh cuối cấp tập trung phát triển khả năng đọc chuyên sâu và phân tích những cuốn sách học thuật để rèn luyện tư duy trước khi các em bước sang cấp học cao hơn.
“Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói.
Thế Đan